Bộ lọc khí nén và những thông tin cốt lõi quan trọng cần biết

Bộ lọc khí nén, thiết bị khí nén là một trong những dòng sản phẩm được sử dụng rất phổ biến hiện nay tại nước ta. thiết bị đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và sản xuất. Khá nhiều thương hiệu nên việc lựa chọn sản phẩm phù hợp là rất cần thiết. Bài viết này chủ yếu là giới thiệu một số thương hiệu khí nén nổi tiếng và thông dụng tại thị trường Việt Nam hiện nay.

Là một thiết bị dùng để kết nối giữa các thiết bị khí nén và thiết bị tách nước. Bộ lọc khí nén giúp loại bỏ các thành phần như, bụi bẩn, nước, và các tạp chất, ô nhiễm ra khỏi không khí được nén; đồng thời khả năng làm sạch và khô không khí trước khi đi vào thiết bị khác.

Vai trò của bộ lọc khí nén đối với máy nén hơi

Vai trò của bộ lọc khí nén giúp điều chỉnh và duy trì áp suất

Bộ lọc nén khí được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dân dụng có sử dụng khí nén, đơn cử như là tại các tiệm sửa xe, các khu công nghiệp, dây chuyền sản xuất công nghiệp,…Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống khí nén, đảm bảo chất lượng khí nén cung cấp cho cả quá trình sản xuất.

Đồng thời, thiết bị còn giúp điều chỉnh và duy trì áp suất cần thiết trong các thiết bị truyền động, hỗ trợ tối ưu cho máy móc hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài việc lọc sạch khí, bộ lọc còn được ứng dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau, sử dụng để lọc nhớt, lọc tách khí hay lọc tách dầu,…

Cấu tạo của bộ lọc khí nén

Cấu tạo của bộ lọc khí nén

Một một bộ lọc khí nén cơ bản gồm 2 bộ phận chính:

Van lọc

Van được cấu tạo từ các phần tử lọc xốp, thông thường được làm từ các chất liệu giấy thấm ướt, vải dây kim loại, hoặc là vật liệu tổng hợp,… Van lọc này có nhiệm vụ lọc bỏ phần nước, tạp chất ra khỏi khí nén.

Đến khi khí nén được dẫn vào van lọc, khí nén chuyển động xoáy đi qua lá chắn kim loại, rồi qua lõi lọc. Độ tinh khiết của khí nén sẽ phụ thuộc vào đường kính của các lỗ trên lõi lọc, thường thì khoảng từ 5 µm đến 70 µm.

Khi cần máy móc yêu cầu chất lượng không khí cao thì vật liệu này thường được dùng từ phần tử lọc là sợi thủy tinh, có độ tinh khiết và khả năng tách nước của khí nén có thể lên tới 99,9%.

Van điều chỉnh áp suất

Van có tác dụng duy trì cho áp suất ra ổn định và bằng với áp suất khi mà khí nén được đưa vào. Khi áp suất của khí nén ra mà cao hơn so với áp suất ban đầu, van điều chỉnh áp suất sẽ điều chỉnh vị trí của trục vít. Khí nén qua các lỗ thông khí, tác động một lực lên màng và vị trí kim van sẽ thay đổi, khí nén được xả ra ngoài. Cho đến khi áp suất giảm xuống còn bằng với áp suất ban đầu, kim van sẽ trở về vị trí ban đầu.

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Khí nén không lọc bản thân chúng chứa rất nhiều bụi bẩn và tạp chất. Đặc biệt trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hơn nữa, trong khí nén còn chứa một lượng hơi nước nhất định. Vì vậy mà để đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống khí nén, người ta thường áp dụng lọc khí máy nén khí trước khi đưa vào hệ thống.

Trong quá trình lọc này, những hạt bụi bẩn, tạp chất hoặc hơi nước sẽ được hấp thụ và ngưng tụ lại, rồi được đưa vào buồng tách.

Trước tiên, khí nén được dẫn qua đường ống nối của máy vào bộ lọc, nhờ tấm xoắn, dòng khí nén sẽ chuyển động theo hình xoáy lốc. Với chuyển động này, những hạt bụi bẩn, tạp chất, hơi nước sẽ chịu tác động của lực ly tâm, chuyển động hướng về phía bên ngoài, và va chạm với thành trong của chén lọc, rồi chảy vào bên trong.

Có khoảng 95% các hạt lớn, nước, dầu được loại bỏ ra khỏi khí nén ở giai đoạn lọc đầu tiên này. Phần còn lại các hạt ngưng tụ, tạp chất đi xuống đáy hệ thống thoát nước để thông qua van xả ra ngoài. Với phần không khí còn lại đi được sẽ dẫn đến bộ phận lọc khí để tiến hành lọc thêm một lần nữa (lọc tinh), rồi sẽ di chuyển đến bộ phận van điều chỉnh áp suất.

Để đảm bảo áp suất của khí nén đầu ra bằng với áp suất đầu vào, người ta phải dựa vào hoạt động của bộ phận chỉnh màng. Thao tác tiến hành xoay vít điều chỉnh, thiết bị cho phép nhiều hoặc ít khí nén sẽ đi tới cổng ra để điều chỉnh áp suất. Khi áp suất quá cao thì màng sẽ bị đẩy lên trên, khí nén thoát ra qua một lỗ nhỏ phía trên nắp.

Ưu điểm và nhược điểm của bộ lọc khí nén

Tìm hiểu thêm về các ưu và nhược điểm của bộ lọc để có thể áp dụng khi dùng hiệu quả hơn.

Ưu điểm:

  • Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt hay thay thế
  • Dễ tương thích với nhiều loại máy, có nhiều kích cỡ khác nhau
  • Được làm từ thép không gỉ, độ bền cao với thời gian
  • Giá thành hợp lý.

Nhược điểm: Bộ lọc khí nén là thiết bị lắp đặt bên ngoài, vì vậy mà khi có va chạm mạnh thì bầu lọc tách nước có thể bị vỡ.

Các loại bộ lọc khí nén

Không chỉ duy nhất có một loại, có nhiều loại bộ lọc: Bộ lọc khí nén đơn và bộ lọc khí nén đôi.

Bộ lọc khí nén đơn

Bộ lọc khí nén đơn

Là thiết bị được tích hợp từ hai bộ phận van lọc và van điều chỉnh áp suất. Bộ lọc đơn sẽ loại bỏ nước, tạp chất trong khí nén ra ngoài thông qua van xả ở đáy bộ lọc, cung cấp cho thiết bị dòng khí nén sạch, đảm bảo chất lượng.

Bộ lọc khí nén đôi

Bộ lọc khí nén đôi

Là thiết bị kết hợp giữa bộ lọc khí nén đơn và van tra dầu khí nén. Khí nén đi qua bộ lọc sẽ được tiến hành lọc 2 lần: lọc thô và lọc tinh, giúp nâng cao chất lượng của không khí nén. Nhờ vậy mà hiện tại bộ lọc đôi được sử dụng rất rộng rãi và trở nên phổ biến nhất trong hệ thống khí nén.

Ưu điểm của bộ lọc khí đôi mà nhiều người thích đó là: Chất nước không khí nén sau lọc được đảm bảo hơn là nhờ lọc 2 lần, loại bỏ nước và tạp chất ra khỏi khí nén. Đồng thời còn có thể bảo vệ các phần tử khác trong hệ thống khí nén khác như xi lanh, van,… khỏi sự ăn mòn, gỉ sét và có thiết kế hợp lý, nhiều kích cỡ, dễ phù hợp với nhiều loại máy khác nhau.

Bộ lọc khí nén ba

Bộ lọc khí nén ba

Bao gồm ba phần tử độc lập kết hợp với nhau: lọc (tách nước), điều áp và bộ tra dầu (bôi trơn).

  • Bộ lọc/ Tách nước: Thiết bị có tác dụng loại bỏ hơi nước, tạp chất, bụi bẩn…trong dòng khí nén.
  • Bộ điều áp: Chức năng là điều chỉnh áp suất ổn định, giúp thiết bị khí nén hoạt động hiệu quả và chính xác.
  • Bộ tra dầu: Chức năng là bôi trơn dòng khí nén, giúp giảm lực ma sát, chống mài mòn các thiết bị.

Bộ lọc lưu lượng lớn

Bộ lọc lưu lượng lớn

Là bộ lọc được sử dụng để lọc dòng khí có lưu lượng lớn. Loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, ở những nơi cần phải tách một lượng lớn nước, dầu và nhiều hạt bụi bẩn ra khỏi hệ thống khí nén.

Đối với các hệ thống bị hạn chế lưu lượng và không gian, thiết bị này là một giải pháp tối ưu mà không làm giảm hiệu suất. Chính vì thế mà thiết kế lõi lọc của bộ lọc lưu lượng lớn thường là sợi thủy tinh hoặc nhựa xốp. Màng lọc dao động từ 10-0.01 Micron. Loại bộ lọc này thường được sử dụng cho các máy nén khí lưu lượng lớn như: máy nén khí trục vít, máy nén khí piston…

Một số loại bộ lọc nén khí khác

  • Bộ lọc khí nén hạt: Thường được sử dụng để lọc bỏ các bụi bẩn, hạt từ không khí nén.
  • Bộ lọc khí nén than hoạt tính: người ta sử dụng vật liệu carbon tổng hợp để có thể loại bỏ hoàn toàn mùi và bụi từ không khí. Loại này thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm hoặc sản xuất khí thở.
  • Bộ lọc khí nén hợp nhất: là thiết bị giúp loại bỏ nước và dầu trong khí nén nhờ sự kết hợp các bình xịt và các giọt. Được đánh giá là bộ lọc khí nén công nghiệp tốt bởi có thể lọc dầu, tách nước, bụi bẩn và các hạt chỉ 0,01 mm.
  • Bộ lọc khí nén kết hợp lạnh: hoạt động ở nhiệt độ thấp, chỉ khoảng 2 độ C. Ở nhiệt độ này, bộ lọc khí nén chỉ có thể loại bỏ hơi nước, độ ẩm hiệu quả hơn.
  • Bộ lọc nạp khí nén: đặc biệt, bộ lọc này tiến hành nạp nước trong quá trình lọc, có thể loại bỏ các chất ô nhiễm hóa học, các tạp chất được loại bỏ xuống 0,3 µm.

Các kiểu lọc trong hệ thống khí nén

  • Lọc phân tử: đảm bảo độ khô của khí nén, kiểu lọc này có thể tách hơi ẩm ra khỏi luồng khí.
  • Lọc phân tử cấp độ cao
  • Lọc khí nén đầu vào: đây là kiểu lọc trong bộ lọc khí nén, có thể loại bỏ đến 80% các phần tử có kích thước nhỏ và những chất ô nhiễm có trong không khí đi theo đường vào.
  • Lọc than hoạt tính hay có các gọi khác là lọc hơi.
  • Lọc hấp thụ: loại bỏ nước, hóa chất và hơi dầu có trong dòng khí nén giúp ngăn chặn trực tiếp các phần tử bị ô nhiễm.

Một số thương hiệu khí nén nổi tiếng và thông dụng

Khá nhiều thương hiệu kinh doanh bộ khí nén, một số thương hiệu uy tín giới thiệu sau đây nhằm giúp bạn dễ định vị, cân đối để chọn mua hơn.

Thương hiệu bộ khí nén Parker

Thương hiệu bộ khí nén Parker

Là thương hiệu đứng đầu về chất lượng và độ bền tất cả các dòng sản phẩm. Hầu hết các kỹ sư trên thế giới đều hài lòng về sự bền bỉ khi hoạt động của thương hiệu này. Với thiết kế đặc biệt và mang tính công nghệ cao, các sản phẩm của Parker đã chiếm lĩnh thị trường dễ dàng và để lại một ấn tượng mạnh mẽ – Parker là thương hiệu của Hoa Kỳ.

Ưu điểm:

  • Chất lượng sản phẩm tốt
  • Chủng loại đa dạng
  • Giao hàng nhanh hơn vì có mạng lưới phân phối rộng rãi
  • Hiệu quả tách nước và loại bỏ độ ẩm cao
  • Điều chỉnh áp suất chính xác
  • Tra dầu theo tỷ lệ hợp lý trên một luồng khí rộng
  • Thiết kế tinh tế, hiện đại
  • Tiết kiệm năng lượng với lưu lượng cao.

Nhược điểm:

  • Giá thành vẫn cao so với một số hãng khác
  • Có những dòng máy phải đặt hàng ở Châu Âu, Nhật Bản nên thời gian nhận hàng hơi lâu.

Sản phẩm tiêu biểu: Bộ lọc ba AU 320-10, AU420 -10 Parker

Sản phẩm là bộ lọc khí nén có 3 phần tách rời được ghép lại thành một bộ: Cốc lọc + Điều áp + Cốc dầu.

Ưu điểm: Nhiều đơn vị tin dùng vì tính cơ động và tiện lợi, giá thành không cao quá.

Nhược điểm: Nếu dùng bộ lọc xả tay ta, lưu ý phải thường xuyên xem báo mức khi nước bẩn đến vạch báo mức ta phải ấn nút để xả.

Những bộ lọc khí Parker thông dụng như: Bộ điều áp Parker, Bộ tách nước Parker, Bộ lọc đơn Parker, Bộ lọc đôi Parker, Bộ lọc ba Parker. Tiêu biểu như: Bộ lọc khí P3NCA26SEMN Parker; Bộ lọc khí đơn P3NEA28ESMBNG Parker; Bộ lọc khí đôi P3NCA28SEMN,….

Thương hiệu khí nén TPC

Thương hiệu khí nén TPC

Là một thương hiệu chính hãng của Hàn Quốc. Với chất lượng sản phẩm tốt, thiết kế mẫu mã vô cùng đẹp, TPC vẫn rất được các nhà máy tin dùng.

Ưu điểm:

  • Chất lượng tốt
  • Thiết kế đẹp, hợp lý, tiết kiệm tối đa không gian hệ thống
  • Dễ lắp đặt, tháo lắp, thay thế khi sử dụng
  • Hoạt động ổn định, bền bỉ trong thời gian dài
  • Đa dạng về chủng loại, kích thước và lưu lượng
  • Giá thành hợp lý.

Nhược điểm:

  • Dòng sản phẩm vẫn bị hạn chế, không đa dạng
  • Hệ thống phân phối chưa rộng rãi.

Những bộ lọc khí TPC thông dụng: Các bộ lọc khí thông dụng nhất của TPC có thể kể đến như: Bộ điều áp TPC; Bộ tách nước TPC; Bộ lọc đơn TPC; Bộ lọc đôi TPC; Bộ lọc ba TPC. Các mẫu đơn cử như: Bộ tách nước PF4-04 TPC chất lượng; Bộ lọc khí đôi PC2A-02G; Bộ lọc khí ba PC2-02G; Bộ lọc khí đơn PP2-02BG,….

Sản phẩm tiêu biểu bộ lọc khí nén TPC PC3-03 (Bộ lọc ba)

Là sự kết hợp giữa bộ 3 bao gồm: PF3-03 (lọc đơn), RP3-03 (Bộ điều áp) và PL3-03 (Bộ cung cấp dầu hoặc gọi là bôi trơn) tạo thành bộ lọc ba.

Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp, tiết kiệmtốt không gian hệ thống
  • Dễ lắp đặt, tháo lắp, hoặc thay thế khi sử dụng
  • Hoạt động ổn định, bền bỉ

Nhược điểm: Chưa có cập nhật

Thương hiệu khí nén SKP

Thương hiệu khí nén SKP

Hãng trực thuộc tập đoàn SKP Corp của hàn Quốc. SKP chỉ chuyên tập trung trong phân khúc bộ lọc khí, vì vậy mẫu mã về bộ lọc, chủng loại,… rất đa dạng. Hiện tại, có lẽ trên thế giới SKP là hãng có nhiều chuẩn loại bộ lọc nhất và chất lượng cũng thuộc dạng tốt nhất.

Ưu điểm:

  • Giá thành tốt
  • Có nhiều chuẩn loại bộ lọc nhất
  • Chất lượng cũng thuộc dạng tốt nhất
  • Dễ dàng lắp đặt và sử dụng
  • Dễ dàng thay thế, tháo lắp, vệ sinh hoặc thay lõi lọc
  • Kích thước nhỏ, gọn.
  • Có nhiều sự lựa chọn về kích cỡ, nhu cầu sử dụng
  • Vật liệu thân là nhôm (Aluminium) có độ bền cao
  • Sản xuất hoàn toàn tại Hàn Quốc.

Nhược điểm: Không có nhiều dòng sản phẩm.

Sản phẩm tiêu biểu – bộ lọc tinh khí nén SKP SAFM4000-04 (Phi 21, Lọc Tinh 0.1 Micrômét )

Là sản phẩm chủ lực và được ưa chuộng, là một trong những bộ tách nước thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay.

Ưu điểm: 

  • Có thiết kế nhỏ gọn, tách nước và bụi bẩn hiệu quả với chi phí thấp.
  • lưu lượng lọc tối đa của sản phẩm này lên đến 6000 lít/phút.

Nhược điểm: Giá có thể chưa hợp ly với cơ sở, nhà máy có quy mô nhỏ.

Các dòng Lọc khí SKP như: Bộ điều áp SKP; Bộ tách nước SKP; Bộ lọc đơn SKP; Bộ lọc đôi SKP; Bộ lọc ba SKP,….Một số model phổ biến như: Bộ lọc khí đơn PP4-04BG; Bộ lọc ba SAU2000M-02G; Lọc khí đôi SAU6010M-06G,….

Thương hiệu khí nén Airtac

Thương hiệu khí nén Airtac

Đây là đại diện của dòng sản phẩm bình dân. Hãng có trụ sở tại Đài Loan, hiện sản phẩm của airtac được tiêu thụ tốt tại thị trường Việt Nam và Trung Quốc vì sự đa dạng sản phẩm và giá thành rẻ.

Ưu điểm:

  • Chủng loại đa dạng
  • Hệ thống phân phối rộng
  • Giá rẻ.

Nhược điểm:

  • Chất lượng bình dân, không đáp ứng cho các nhà máy có yêu cầu cao
  • Có nhiều loại hàng sao chép giống, dễ gây nhầm lẫn.

Sản phẩm tiêu biểu – Bộ lọc khí nén AIRTAC BFC4000 (Ren 21mm, 1/2″)

Là sự kết hợp giữa bộ đôi bao gồm: BFR4000 (lọc đơn + điều áp) và BL4000 (Bộ cung cấp dầu hoặc gọi là bôi trơn) tạo thành bộ lọc ba.

Ưu điểm:

  • Điều chỉnh áp suất khí nén và lọc tách nước giúp loại bỏ được các chất bẩn và nước giúp không khí sạch hơn.
  • Giá rẻ

Nhược điểm:

  • Nên liên hệ các nhà phân phối lướn, uy tín để hạn chế mẫu mã nháy.

Tham khảo một số mẫu phổ biến như: Bộ Lọc Khí Nén đôi AIRTAC BFC4000; Bộ Lọc Khí Nén AIRTAC BC3000; Bộ Lọc Khí Nén AIRTAC BC2000 (Lọc Hơi Tách Nước Ren 13);
Bộ Lọc Khí Nén AIRTAC BC2000,….

Những lưu ý khi sử dụng bộ lọc khí nén

Những lưu ý khi sử dụng bộ lọc khí nén

Khi sử dụng bộ lọc khí nén, bạn nên biết đến vài lưu ý cần thiết để có hướng khắc phục ngay khi lọc khí máy nén khí gặp vấn đề.

Bộ lọc khí nén không thể tách được bụi bẩn và nước:

Vấn đề này khá quan trọng, bởi công dụng chính của lọc khí máy nén khí chính là tách nước, tạp chất trong khí nén. Hiện trạng này có thể diễn ra nếu bạn lắp đặt bộ lọc khí nén sai cách, hoặc phần cặn tồn tại trong chén lọc đang tồn tại quá mức cho phép.

Để khắc phục: cần xem xét kỹ và lắp đặt lại bộ lọc khí theo đúng chiều dòng chảy quy định; Tiến hành vệ sinh, xả cặn trong chén lọc không phải một lần mà là một cách đều đặn, các chuyên gia khuyến cáo: người dùng nên lắp bộ phận xả tự động để thiết bị hoạt động ổn định.

Ở bộ phận van điều chỉnh áp suất, hiện tượng không khí bị thoát ra ngoài:

Hiện trạng này xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân chính là do lắp đặt sai cách, van điều áp bị lắp ngược chiều. Để khắc phục: bạn có thể tự tháo ra và lắp lại bộ điều áp cho đúng là được.

Thêm vào đó là khi sử dụng bộ lọc khí nén, bạn cũng nên làm sạch phần ống lọc định kỳ, không nên để bộ lọc hoạt động trong một thời gian dài sẽ bị dơ; Đồng thời, thường xuyên kiểm tra mực nước trong chén lọc, để nước không vượt qua ngưỡng tối đa cho phép. Đối với van điều chỉnh áp suất, bạn nên đặt mức áp suất nhỏ hơn 1.600kPa để máy lọc khí nén hoạt động luôn trong trạng thái tốt nhất.

Đối với các bộ lọc khí nén mới như hiện nay, các nhà sản xuất đã bắt đầu nghiên cứu và tích hợp thêm bộ phận vi xử lý điều khiển, thay cho các đồng hồ hiển thị như ban đầu- là bộ chỉ thị màu để người dùng dễ dàng nhận biết hơn khi thay thế lọc.

Các nguyên nhân có thể làm hỏng bộ lọc khí và cách khắc phục

Bộ lọc khí không tách được bụi và nước: Cũng có thể do bộ lọc bị lắp sai, mức chất căn trong chén lọc cao vượt quá dấu ghi cho phép. Cách khắc phục: nên lắp bộ lọc theo đúng chiều dòng chảy quy định, xả chất cặn, lắp bộ phận xả tự động.

Không khí thoát vào khí quyển ở van điều áp: Có thể do bộ điều áp bị lắp ngược chiều, cách khắc phục: lắp lại bộ điều áp cho đúng.

Cần thiết phải làm sạch các ống lọc trong bộ lọc sau một thời gian hoạt động, thường xuyên kiểm tra mực nước tối đa trong chén lọc, và không đặt áp suất quá 1.600kPa vào van điều chỉnh áp chuẩn.

Nhìn chung, nội dung mà canhnhe.com chia sẻ trong bài viết này phần nào giúp người muốn dùng hay đang sử dụng bộ lọc khí nén nắm bắt được những thông tin hữu ích cần thiết, cập nhật để sử dụng thiết bị này luôn được hiệu quả. Cảm ơn bạn quan tâm đến bài viết!

Viết một bình luận

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim